Bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà là hai cây thuốc nam có tên gần giống nhau nên rất hay bị nhầm lẫn. Cả hai cây thuốc này đều được sử dụng rất phổ biến trong YHCT để chữa bệnh. Để tránh nhầm lẫn và phát huy hiệu quả điều trị bệnh nhân. Hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phân biệt bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà.
Tóm tắt nội dung
- 1 Bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà là cây gì?
- 2 Phân biệt bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà về đặc điểm nhận biết
- 3 Nơi phân bố và nơi sống của bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà
- 4 Phân biệt bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà về bộ phận làm thuốc cây
- 5 Phân biệt bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà về dược chất, dược tính
- 6 Phân biệt bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà về tác dụng của cây thuốc
- 7 Kết luận: Phân biệt bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà
Bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà là cây gì?
Bạch hoa xà thiệt thảo là gì?
Bạch hoa xà thiệt thảo có tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê (Rubiaceae).
Tên gọi khác: Cỏ lưỡi rắn hoa trắng (xà thiệt thảo), cây lữ đồng, giáp mãnh thảo…
Bạch hoa xà là gì?
Bạch hoa xà có tên khoa học là Plumbago zeylanica L, thuộc họ nhà đuôi công (Plumbaginaceae)
Tên gọi khác: thiên lý cập, cây lá đinh, bạch tuyết hoa và đuôi công hoa trắng.
Phân biệt bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà về đặc điểm nhận biết
Đặc điểm nhận biết của bạch hoa xà thiệt thảo
- Cây là dạng thân thảo, mọc bò sát đất. Cây mọc hàng năm theo mùa.
- Thân cây vuông có góc 4 cạnh, màu nâu nhạt, không có lông. Gốc cây tròn, cây phân thành nhiều cành; nhánh. Cây dài khoảng 20-25 cm.
- Là cây hình thuôn nhọn, dài lưỡi mác. Lá có màu xanh mặt trên và hơi nâu mặt dưới. Lá dài từ 1.5-3.5cm, rộng 1.0-1.5cm. Khi sờ vào mặt lá, ta có thể cảm nhận được độ nháp của lá, khá cứng. Gân lá nổi gồ ở giữa khá rõ. Lá có cuống ngắn và có răng cưa nhỏ ở đầu.
- Hoa màu trắng, có cuống, mọc đơn độc hoặc đôi một ở kẽ lá. Lá đài 4, hình mác, mép có lông dạng mi. Cánh hoa 4, hai mặt nhẵn, ống tràng dài 1.5mm; nhị 4, đính vào họng tràng; bầu có hai ô đựng nhiều noãn, đầu nhụy chia đôi.
- Quả có quanh năm, đầu bằng, dạng bế, bầu hạ, đài hình cầu hơi dẹt. Quả được bao bọc bởi những lá đài tồn tại. Bên trong chứa nhiều quả, quả có nhiều cạnh.
Đặc điểm nhận biết của bạch hoa xà
- Là cây thân thảo, thân cây hóa gỗ có đốt và nhẵn. Cây sống nhiều năm, cao khoảng 30-60cm.
- Lá bạch hoa xà có hình thuôn bầu dục hoặc đôi khi là hình trứng. Lá mọc cuống rất ngắn hoặc không có. Lá mọc so le, có chiều dài khoảng từ 4-8cm và rộng từ 1-3 cm. Cả hai mặt lá nhẵn, không nháp, không có lông và răng cưa. Là mặt trên màu xanh, mắt dưới hơi trắng nhạt
- Hoa màu trắng, thường mọc thành cụm ở đầu cành hay kẽ lá. Hoa có 5 cánh. Đài hoa có lông dài, nhớt. Tràng đài gấp 2 lần đài, phủ đầy lông tuyến dính. Mùa hoa gần như quanh năm nhưng nhiều nhất vào các tháng 5-6.
- Trong hoa của cây thường chữa các hạt màu nâu đen.
==>>Ta chỉ cần nhìn vào đặc điểm của bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà, ta cũng có thể phân biệt rất rõ sự khác nhau cảu 2 cây thuốc này. Điểm khác nhau dễ nhận biết nhất đó chính là phần lá và thân của 2 cây.
Nơi phân bố và nơi sống của bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà
Bạch hoa xà thiệt thảo
- Bạch hoa xà thiệt thảo phân bổ ở nhiều nơi trên thế giới như: Ấn Độ, Srilanca, Malaysia, Thái Lan, Vân Nam – Trung Quốc và ở Việt Nam.
- Cây thường mọc hoang trong tự nhiên. Nó thường mọc ở những nơi ẩm nhiều cỏ dại. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy ở các bãi đất trống, bờ ruộng, ven đường, các mỏm đá quanh bờ suối,…
Bạch hoa xà
- Bạch hoa xà cũng thường mọc hoang trong tự nhiên. Người ta tìm thấy ở nhiều nơi như: Ấn Độ, Malaixia, Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, châu Phi và Việt nam.
- Ở Việt Nam, cây thường mọc phổ biến ở vùng trung du các tỉnh miền Trung và miền Nam. Ngày nay, do bạch hoa xà có hoa màu trắng rất đẹp, nên nhiều người cũng đem về trồng làm cảnh trong gia đình.
Phân biệt bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà về bộ phận làm thuốc cây
Bộ phận làm thuốc của bạch hoa xà thiệt thảo là cả cây. Chúng ta có thể sử dụng cây ở dạng tươi hoặc khô đều có công dụng như nhau.
Đối với bạch hoa xà, bộ phận tốt nhất làm thuốc là rễ của cây. Có một số nơi không có rễ cây nên họ sử dụng lá để thay thế. Bạch hoa xà sử dụng dạng tươi tốt hơn nhiều lần so với dạng khô.
Phân biệt bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà về dược chất, dược tính
Dược chất của bạch hoa xà thiệt thảo
- Qua các kết quả nghiên cứu về bạch hoa xà thiệt thảo. Các nhà khoa học đã tìm thấy trong đó có các chất như asperulosid; scandosid methyl ester; p-coumaroylscardosid methyl ester; feruscandosid methyl ester, acid asperulosidic, deacetyl- asperulosidic, oleanolic; p-coumaric; stigmastatrienol; b-Sitosterol, b-Sitosterol-D-Glucoside.
- Những nghiên cứu y học hiện đại gần đây đã phân lập được 171 hợp chất từ vị thuốc này, bao gồm: 32 iridoid, 26 flavonoid, 24 anthraquinone, 26 phenolic và các dẫn xuất của chúng, 50 loại dầu dễ bay hơi và 13 hợp chất khác. Trong đó, anthraquinone, flavonoid và terpenoid chiếm phần lớn.
Dược chất của bạch hoa xà
- Theo kết quả của cuộc nghiên cứu thì trong bạch hoa xà chứa 170 các loại hợp chất nhưng phổ biến nhất là các hoạt chất sau: triterpene, anthraquinone, phenolic acid, iridoid, metyl-2-hydroxy-5- naphthoquinone-1-4 và flavonoid… axít hữu cơ: acid palmitic, linoleic…
- Các dược chất của bạch hoa xà mạnh nên thường sử dụng đắp ngoài da, ít uống.
==>>Qua kết quả phân tích dược chất của 2 vị thuốc. Ta thấy các hợp chất có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư chỉ xuất hiện trong bạch hoa xà thiệt thảo, bạch hoa xà thì không có. Tư đó, mặc dù tên gần giống nhau nhưng tác dụng của 2 loại cây thuốc này cũng khác nhau rất nhiều.
Phân biệt bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà về tác dụng của cây thuốc
Tác dụng của bạch hoa xà thiệt thảo
Theo YHCT, bạch hà xà thiệt thảo có vị ngọt, đắng, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng, lợi niệu, lợi thấp, tiêu ung, tán kết, khu phong…
==>Bài viết hữu ích: 8 bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ cây bạch hoa xà thiệt thảo.
Người ta sử dụng bạch hoa xà thiệt thảo để điều trị các bệnh: hống viêm, chữa phế nhiệt, hen suyễn, viêm họng, viêm amidan, viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, đau lưng, đau khớp,…
Khi kết hợp bạch hoa xà thiệt thảo với các vị thuốc khác để thành bài thuốc. Thì bạch hoa xà thiệt thảo có các tác dụng như:
- Hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh ung thư: phổi, gan, tuy, tử cung, tiền liệt tuyến,…
- Tác dụng ngăn ngữa di căn các khối u.
- Giải độc do rắn độc cắn.
- Điệu trị bệnh nhân viêm gan, viêm phổi, viên đường tiết niệu,….
Tác dụng của bạch hoa xà thiệt thảo
Theo YHCT, bạch hoa xà có vị đắng, chát, tính hơi ôn, có độc. Có tác dụng khử phong, giảm đau, tán ứ, tiêu thũng, giải độc, sát trùng.
Người ta sử dụng bạch hoa xà để điều trị các bệnh
- Hỗ trợ điều trị đinh nhọt, phong hủi, lở ngứa, tràng nhạc
- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, nhức mỏi chân tay
- Giúp điều trị người tăng huyết áp và kinh nguyệt phụ nữ
- Giúp điều trị bệnh nhân bị bệnh thận cấp tính, trẻ con em có dấu hiệu sốt cao, co giật.
- Có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật
- Sắc nước rửa chữa viêm tuyến vú, viêm hạch cấp, nấm, ung nhọt, rò hậu môn,…
- Chữa các bệnh ngoài da, viêm loét,…
==>>Sau khi các bạn đọc hết phần công dụng của bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà. Chỉ có bạch hoa xà thiệt thảo mới được sử dụng điều trị ung thư, bạch hoa xà ít dùng. Mặt khác, bạch hoa xà dễ tìm kiếm, dễ mua, có giá rẻ hơn nhiều so với bạch hoa xà thiệt thảo. Rất nhiều người không rõ hai loại cây thuốc này nên đã mua nhầm giữa hai loại cây thuốc để điều trị bệnh ung thư. Các bạn phải hết sức chú ý nhé.
Kết luận: Phân biệt bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà
Trong thế giới tự nhiên, có nhiều loại cây thuốc với tên gọi gần giống nhau, nhưng bản chất nó lại thuộc 2 họ cây khác nhau. Để nhận biết và phân biệt được chúng, chúng ta phải căn cứ vào các yếu tô như: đặc điểm cây, bộ phận làm thuốc, tác dụng,…
Có như vậy, chúng ta mới sử dụng được cây thuốc hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Hi vọng, với bài viết trên, các bạn đã biết cách phân biệt bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà rồi. Vì hiện nay, rất nhiều bệnh nhân đang muốn sử dụng bạch hoa xà thiệt thảo để điều trị ung thư, nhưng lại sử dụng nhầm thành bạch hoa xà. Chúc các bạn sử dụng thuốc hiệu quả và nhiều sức khỏe.